Hồ sơ xin việc và những điều cần chú ý

Nếu các hoạt động đó là những hoạt động bạn được thực sự trải nghiệm với công việc. Ví dụ, bạn làm trong một tổ chức

Bạn là sinh viên vừa mới tốt nghiệp và đang chuẩn bị một CV thật đẹp để gửi cho các công ty lớn? Vậy nên viết những gì trong CV? Bạn đã có những thông tin như: Thông tin cá nhân, công việc thực tập, thời gian học tại trường mà thấy CV vẫn ngắn, thế là bạn quyết định bổ sung một vài thông tin như: GPA, việc làm thêm, hoạt động tình nguyện,…Tuy nhiên, việc thêm thắt những thông tin này làm nảy sinh một số vấn đề.
Rất nhiều bạn sinh viên thắc mắc GPA thấp thì có nên cho vào CV hay không? Hay tham gia hoạt động như phục vụ quán cơm 2000 thì cho vào CV có được không?
Câu trả lời cho câu hỏi trên là tùy vào từng trường hợp mà bạn nên cho những thông tin trên vào CV sao cho hợp lý.

1.GPA

· Nên:
Nếu GPA của bạn thấp hơn 3.0 hoặc cao hơn con số yêu cầu của nhà tuyển dụng. Thường thì chỉ có một vài chương trình Internship hoặc Management Trainee của các công ty lớn mới yêu cầu GPA. Nếu trong trường hợp đơn ứng tuyển có yêu cầu GPA thì hãy ghi GPA vào nhé. Trong các ngành như tư vấn, tài chính, kế toán, nhà tuyển dụng sẽ rất để ý các con số.
· Không nên:
Nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu. GPA sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn khi xin học bổng còn nếu đang đi xin việc nhà tuyển dụng muốn thấy ở bạn những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc nhiều hơn.

2. Việc làm thêm

· Nên:
Nếu việc làm thêm đấy cùng ngành nghề với công việc bạn đang ứng tuyển. Ví dụ: ứng tuyển vị trí Marketing thì công việc quản lý fanpage hay làm sale cũng khá phù hợp. Hay đối với vị trí Dịch vụ khách hàng thì những công việc part-time như telesale, gia sư cũng là lựa chọn không tồi. Nếu việc làm thêm không giống với vị trí bạn đang ứng tuyển, nhưng có những kỹ năng trong công việc giống thì bạn cũng nên lựa chọn.
· Không nên:
Nếu bạn làm những công việc giống nhau, nội dung không khác gì nhau và không làm nổi bật được các kỹ năng của mình thì không nên ghi vào CV.

3. Các hoạt động ngoại khóa

· Nên:
Nếu các hoạt động đó là những hoạt động bạn được thực sự trải nghiệm với công việc. Ví dụ, bạn làm trong một tổ chức như: AIESEC, SIFE hay công việc thực tập chẳng hạn. Khi bạn viết bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào vào CV, phải chọn lọc và nghĩ xem hoạt động đó có thể hiện với nhà tuyển dụng là bạn có những kỹ năng gì, chứ không phải liệt kê hết vào nhé!
· Không nên:
Mọi thông tin trong CV đều là cơ sở để nhà tuyển dụng dựa vào và hỏi bạn trong buổi phỏng vấn. Vì vậy, hãy ghi vào CV những thông tin có lợi cho bạn, những công việc mà bạn thể hiện được kỹ năng của mình, chứ không phải ghi vào với mục đích để lấp đầy khoảng trống.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *